Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

KỸ THUẬT TRỒNG MÍA

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, là loại cây công nghiệp khoẻ, dễ tính, không kén đất, có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Để thu được năng suất cao và những lóng mía ít mắt, nhiều đường thì ngành trồng mía cần nắm được kỹ thuật trồng mía đúng đắn và hợp lý nhất. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bà con định hình lại Kỹ thuật trồng Mía hoàn chỉnh nhất nhé.

1. Một số đặc tính sinh học của cây Mía:

 Có thể nói rằng mía là một giống cây dễ trồng với những ưu điểm vượt trội sau:

Khả năng sinh khối lớn

 Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn và khả năng hấp thụ tối đa ánh sáng mặt trời. Trong 1 năm, một hecta mía có thể cho năng suất hàng trăm tấn mía cây và một khối lượng lớn lá xanh, gốc, rễ để lại trong đất.

Khả năng tái sinh mạnh

Mía là cây có khả năng để gốc được nhiều năm, tức là một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý, chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển và năng suất nhiều khi còn cao hơn vụ mía tơ.

Khả năng thích ứng rộng

Cây mía có thể trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau (khí hậu, đất đai, khô hạn hoặc úng ngập…), chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với các trình độ sản xuất từ thô sơ đến hiện đại.

2. Một số yêu cầu về sinh thái của cây Mía:

Nhiệt độ:

 Thích hợp trong phạm vi 20 - 25oC. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20 - 25oC. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 06 - 09 lá), nhiệt độ thích hợp 20 - 30oC. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 32oC

Đất đai

Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5 - 7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém… đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Cây mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất thấp chua phèn (Tây Nam Bộ), đất cao, đất đồi gò (Đông Nam Bộ, Trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ…).

Ánh sáng

Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, vóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 - 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên

Lượng nước và độ ẩm đất

Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 08 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Thời kỳ cây mía làm dóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70 - 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65 - 70%.

Về chế độ tưới tiêu

 Mặc dù là cây trồng cạn, mía rất cần nước. Trong thân cây mía chứa trên 70% khối lượng là nước. Do đó, nước đối với đời sống cây mía là không thể thiếu được. Nhu cầu nước tưới cho từng thời kỳ sinh trưởng cụ thể như sau:

Thời kỳ nảy mầm và đẻ nhánh, mía cần độ ẩm trong đất khoảng 65%.

Thời kỳ làm lóng vươn dài mía cần nhiều nước nhất, chiếm từ 50 – 60% nhu cầu nước của quá trình sinh trưởng, độ ẩm trong đất cần từ 75 – 80%.

Thời kỳ mía chín, tích lũy đường, mía cần độ ẩm trong đất dưới 70% để cho quá trình sinh hóa tiến triển được thuận lợi.

3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía và kỹ thuật bón phân cho cây mía

Việt Nam hiện đứng trong nhóm 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới. Nhưng trong nhóm 10 nước đó, năng suất mía của Việt Nam (64,7 tấn/ha) chỉ cao hơn năng suất của Pakistan và Indonesia. Điều này cho thấy quá trình chăm sóc và đặc biệt là kỹ thuật bón phân cho cây mía chưa được áp dụng đúng quy chuẩn.

Cũng như các cây trồng khác phân bón là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của mía. Mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Bón đồng bộ sản phẩm phân bón Sông Mã, sẽ cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng NPK và trung, vi lương Ca, Mg, Na, Fe, Mn, Al, Cu...giúp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt, lóng mập, cây khỏe, tăng hàm lượng đường, năng suất và phẩm chất mía cao...

Cây mía có nhu cầu kali cao nhất sau đó đến đạm và lân, ngoài ra, mía còn có nhu cầu một số nguyên tố trung và vi lượng. Khi cung cấp không đủ dinh dưỡng, cây mía sẽ có các triệu chứng như sau:

Thiếu đạm: Lá non nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già vàng, nếu thiếu nặng, lá bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây mọc yếu đẻ nhánh ít, thân nhỏ, thấp... năng suất kém.

Thiếu lân: cây con có lá màu xanh dương ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá và bẹ lá. Ở cây mía trưởng thành, thiếu lân làm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém. Thiếu nặng mía đẻ nhánh kém, những nhánh mía đẻ muộn thường bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp.

Thiếu kali: mặt trên gân chính của lá xuất hiện những vệt đỏ, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, yếu, dễ bị bệnh, năng suất và chữ đường đều thấp.

Thiếu magiê: lá có những vệt sọc trắng sau lan rộng làm mất màu phần thịt lá, gân lá vẫn còn xanh, năng suất thấp.

Thiếu canxi: cây thấp, dễ bị nứt vỏ và đổ ngã, năng suất thấp.

Thiếu sắt: hàm lượng đạm trong lá giảm trong khi lân, kali, canxi và magiê tăng, cây kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

Thiếu kẽm: cây còi cọc, lá mọc sít nhau, cây tù ngọn. Thiếu kẽm thường dẫn tới hàm lượng đạm và magiê trong lá giảm, năng suất thấp.

Thiếu bo: cây kém phát triển, hàm lượng kali trong lá tăng và magiê giảm.

Thiếu đồng: cây kém phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Thiếu đồng cũng dẫn đến hàm lượng magiê trong lá thấp, năng suất và chữ đường thấp.

Thiếu mangan: cây còi cọc, hàm lượng đạm trong lá giảm. Khi có triệu chứng thiếu dinh dưỡng cũng là lúc cây mía đã thiếu nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến năng suất mía cây cũng như chữ đường.

Nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng cho cây mía thiết yếu này, Công ty cổ phần Anfa Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như Ca, Mg, các chất vi lượng như Zn, B, Mo… chuyên dùng cho cây mía đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân bón, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho mía. Bởi vậy cây mía khoẻ, ít mắt, nhiều đường.

Để chăm bón cho cây mía đạt được năng suất cao, chất lượng tốt bà con nông dân có thể sử dụng các loại phân bón sau đây:

Phân bón Anfa german soper G

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: chè, thuốc lá, thuốc lào, cây rau màu… đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

N: 20%;

P2O5: 20%;

K2O: 15%;

TE: Ca, Mg, Fe, Zn, Bo, Cu, Si…..

Công dụng:

Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng.

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất

Kích thích cây trồng phát triển mạnh thân, cành, lá…..

Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Giảm công sức, thời gian chăm bón

Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón Anfa german Number 2 

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: mía, lạc, đậu tương, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu… đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

N: 16%;

P2O5: 16%;

K2O: 16%;

TE: Ca, Mg, Fe, Zn, Bo, Cu, Si, S…..

Công dụng:

Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng.

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất

Kích thích cây trồng phát triển mạnh thân, cành, lá …..

Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Giảm công sức, thời gian chăm bón

Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón KaliSunphate:

Hàm lượng dinh dưỡng:

Kali hữu hiệu (K2O): 50%

Lưu huỳnh (S): 18%

Công dụng:

Kali sunphate giúp kích thích chức năng tổng hợp đường cho cây mía.

Tăng vị ngọt cho mía

Giúp mía chin sớm hơn

Giúp mía kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

Tăng hiệu quả của việc sử dụng phân đạm và lân.

Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

Sau đây là các loại phân bón và kỹ thuật bón phân hiệu quả cho cây mía được khuyến cáo bởi các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam:

Bón lót (trước trồng hoặc sau đốn)

Bà con lựa chọn dòng NPK Anfa German Soper G, bón đều vào đáy rãnh và tưới nước đều để phân tan sau 2 ngày mới đặt hom. Hoặc ngay sau khi bón lót nên lấp 1 lớp đất mỏng 1-3cm rồi mới đặt hom. Dòng NPK Anfa German Soper G với hàm lượng đạm và lân cao sẽ rất tốt cho quá trình thúc mía nhanh dài mầm, hồi xanh và kích thích bộ rễ phát triển khỏe mạnh, đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây mía sau này. Bón 200 – 400 kg/ha Anfa German Soper G (NPK 20.20.15+TE)

Bón thúc 1 (khi mía đẻ nhánh)

 Thời kỳ đẻ nhánh bà con bón Anfa German Soper G (NPK 20.20.15+TE) cho mía giúp kích thích vươn lóng, thúc mía đẻ nhánh, tạo đà phát triển cho mía bắt đầu quá trình vươn mình cao lớn. Tăng độ xanh và bền màu của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh khỏe hơn. Bón 200 – 400 kg/ha Anfa German Soper G (NPK 20.20.15+TE)

Bón thúc 2 (khi mía bắt đầu vươn cao)

 Thời kỳ này bà con cần bổ sung phân bón với hàm lượng Kali để kích thích chức năng tổng hợp đường, tăng giá trị cây mía. Dòng phân bón thích hợp là phân NPK Anfa German Number 2 và bổ sung phun Kali Sunphate kết hợp dọn sạch cỏ dại và xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi. Bón 400 – 600 kg/ha NPK Anfa German Number 2 (NPK 16.16.16+TE) + phun 50g/bình 18 – 20 lít nước Kalisunphate.

Trên đây là 3 giai đoạn bón phân chính cho cây mía, với công thức bón phân này bà con có thể tăng từ 10% – 30% năng suất và phẩm chất cây mía.

Mía cần nền dinh dưỡng dồi dào và tỷ lệ dinh dưỡng hợp lý thì vừa có năng suất sinh vật cao, vừa có tỷ lệ đường cao. Hiện năng suất mía bình quân của nước ta chỉ khoảng 60 tấn/ha. Những vùng trồng mía trên đồi có độ dốc hơi cao, nhờ nước mưa mà độ phì thấp, trong khi phân bón chưa đáp ứng được yêu cầu của từng loại giống nên năng suất thấp.

Trên đây là quy trình bón phân tiêu chuẩn cho cây mía. Chúc bà con ứng dụng thành công!

Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686