Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ MÙA MƯA

Để giúp cho cây cà phê đạt năng suất cao thì việc chú ý đến cách bón phân cũng như lựa chọn phân bón chuyên dùng cho cây cà phê cùng thời điểm phù hợp chính là điều mà bà con cần đặc biệt quan tâm và lưu ý. Nhằm giúp bà con hiểu rõ và có được một vụ mùa năng suất cao chúng tôi xin được chia sẻ những kiến thức về kỹ thuật bón phân cho cây cà phê đúng cách theo từng thời điểm dưới đây. Mời bà con cùng tham khảo.

Cà phê là loại cây sinh trưởng rất tốt trong mùa mưa, tuy nhiên, nếu không có những bí quyết chăm bón và quản lý dinh dưỡng hiệu quả, cà phê rất dễ gặp các vấn đề như rụng quả, còi cọc, trái đậu ít, nhân không nhiều … dẫn đến tụt giảm năng suất.

1. Ý nghĩa của việc bón phân đúng cách cho cây cà phê

Cà phê là loại cây công nghiệp rất dễ bị rụng trái non mùa mưa. Không những thế, hàng loạt các vấn đề như: tỉ lệ đậu trái thấp, thối quả, thối cành, cây còi yếu, chống sâu bệnh kém,… đều rất dễ diễn ra với cây cà phê vào mùa mưa.

Việc bón phân đúng cách không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cà phê liên tục, mà còn giúp cà phê chống lại các vấn đề kể trên vào mùa mưa. Bón phân đúng cách giúp cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu trái đúng thời điểm, giúp cuống trái dai hơn nên tỉ lệ rụng trái non thấp, giúp trái được cung cấp đủ dưỡng chất nên nhân đều, trái to, bán rất được giá.

 

2. Bón phân cho cây cà phê như thế nào là đúng cách?

Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV, trong cơ cấu chi phí SX cho cà phê thì phân bón chiếm gần 50% giá thành. Nguyên nhân do nông dân sử dụng phân bón khá nhiều so với năng suất cà phê thu được nên hiệu quả sử dụng phân bón cho cây cà phê chưa cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón là một trong những kỹ thuật cấp thiết hiện nay.

TS Nguyễn Công Trí, Bộ môn Hệ thống Lâm nghiệp (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cho biết, trong 1 tấn cà phê nhân có chứa từ 35 - 40kg N; 6 - 8kg P2O5; 40 - 45kg K2O và các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng khác. Tuy nhiên, nông dân trồng cà phê sử dụng phân bón không cân đối về tỷ lệ, số lượng quá cao so với năng suất cần đạt, gây lãng phí, tăng chi phí, giảm chất lượng cà phê và gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, cần điều chỉnh lượng phân đạm, kali và lân đối với cà phê vối cho phù hợp với mức năng suất đạt được. Đối với cà phê chè, ngoài việc điều chỉnh lượng phân đạm, lân, kali xuống mức phù hợp, còn cần điều chỉnh về tỷ lệ cân đối N: P2O5: K2O và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng…

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy, đối với cả 2 loài cà phê vối và chè thì tỷ lệ trung bình N : P : K là 2 : 1 : 2. Kết quả điều tra cho thấy đại đa số nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên (92,6%) sử dụng phân hỗn hợp NPK; khoảng 40,8 - 67,4% hộ sử dụng các loại phân đơn như: SA, urê, lân nung chảy, supe lân, kali clorua.

Vì vậy nguyên tắc đầu tiên của việc bón phân cho cây trồng nói chung và cây cà phê mùa mưa nói riêng là phải Lựa chọn phân bón cũng như tỉ lệ phân bón đúng theo thời kỳ sinh trưởng của cây.

Vào đầu mùa mưa, khi cây đang tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cành, tạo nhánh, phát triển bộ rễ, thì nên bón tỉ lệ phân đạm cao, tỉ lệ phân Lân và Kali thấp hơn như Anfa german soper G, Anfa german number 1,…... Việc bón phân đúng cách vào đầu mùa mưa giúp bền cây, chuẩn bị thật tốt cho chu trình phát triển tiếp theo: ra hoa và đậu trái.

Vào giữa mùa mưa, khi cà phê bắt đầu cho ra những trái non căng tràn sức sống, bà con nên bón các dòng phân bón như: Anfa german number 2, Anfa german soper 2,…. Điều này giúp cuống trái dai hơn, trái phát triển tốt, đều trái và chắc nhân. Ngoài việc điều chỉnh tỉ lệ phân bón cho phù hợp, bà con nên thường xuyên thăm vườn, cắt bỏ bớt những cành già, nhổ cỏ, làm sạch gốc để đỡ bị cớm cây, hạn chế việc cành nặng trĩu xuống mặt đất gây thối quả, thối cành. Đối với các cây còi cọc, bà con nên linh động điều chỉnh lượng phân bón hợp lý, giúp cây phát triển tăng tốc theo kịp những cây khác trong vườn.

Tới cuối mùa mưa, khi trái đã đạt được kích thước và trọng lượng tương đối, bà con cần tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho trái phát triển, những loại phân bà con có thể sử dụng trong thời điểm này là Anfa german soper 3 kết hợp thêm Anfa Kalisunphate để tốt trái. Không chỉ vậy, tại thời điểm cuối mùa mưa, bà con cần quan tâm tới công tác phòng chống sâu bệnh, vì tại thời điểm này, nếu lơ là không chú ý, sâu bệnh tấn công sẽ dễ làm tụt năng suất nặng nề, khiến vụ cà phê không được như ý.

3. Bộ sản phẩm phân bón Anfa dùng cho cà phê mùa mưa:

Anfa german number 1:

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Nts: 20%
  • P2O5hh: 10%
  • K2Ohh: 10%
  • TE: Ca, Mg, S, Cu, Zn,…….

Anfa german number 2:

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Nts: 16%
  • P2O5hh: 16%
  • K2Ohh: 16%
  • TE: Ca, Mg, S, Cu, Zn,…….

Anfa german soper 3:

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Nts: 16%
  • P2O5hh: 6%
  • K2Ohh: 23%
  • TE: Ca, Mg, S, Cu, Zn,…….

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong từng thời kì và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng theo tỉ lệ nhu cầu cây trồng.

Phương pháp bón:

Bón trực tiếp vào đất, trước khi bón phân phải làm sạch cỏ dại. Đối với cà phê trồng mới, phân chuồng được bón lót cùng với phân NPK theo phương pháp rạch rãnh quanh tán, cách gốc 15-20cm, bón phân, sau đó lấp đất sâu 3-5cm. Đối với cà phê năm thứ 2 trở đi, bón rải theo hình vành khăn hoặc hai bên rộng từ 15-20cm theo mép tán lá, xới trộn đều với lớp đất mặt và lấp đất.

4. Quy trình bón phân cho cây cà phê mùa mưa như sau:

Lần 1 đầu mùa mưa (tháng 4-5): Bón 400 – 600 kg/ha Anfa german number 1

Lần 2 giữa mùa mưa (tháng 6-7): Bón 600 – 700 kg/ha Anfa german number 2

Lần 3 cuối mùa mưa (tháng 8-9): Bón 600 – 700 kg/ha Anfa german soper 3

Kết hợp phun Anfa Kalisunphate với lượng 50g/18 lít nước, phun ướt đều trên lá. Phun vào giai đoạn tượng trái đến khi thu hoạch, phun 2 - 3 lần và cách nhau 15 - 20 ngày. Giúp trái không bị sượng, trái to nhanh, tăng hương thơn, vị ngọt, màu sắc tươi đẹp hơn và tăng năng suất.

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cà phê mùa mưa. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686