Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG ĐẬU TƯỢNG

Cây đậu tương (đậu nành) là cây trồng lấy hạt và là giống cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng phổ biến ở nước ta. Cây đậu tương là cây rất dễ trồng mà mang lại hiệu quả cao về chất lượng và năng suất cho bà con. Các sản phẩm từ cây đậu tượng được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ lượng lớn trong cuộc sống hàng ngày, từ sử dụng trực tiếp hạt thô hoặc các chế phẩm đậu tương như: đậu phụ, dầu đậu nành, tương chấm, bánh kẹo, sữa đậu nành…Ngoài ra, rễ cây đậu nành có tác dụng tăng lượng đạm trong đất, cải tạo đất và hỗ trợ tăng năng suất các cây trồng khác. Bài viết dưới đây xin gửi tới bà con kĩ thuật bón phân để đậu tương đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những ai lựa chọn trồng loại cây này.

1. Một số yêu cầu ngoại cảnh về cây đậu tương.

Điều kiện về thời tiết

Nhiệt độ thích hợp cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển là 28-30°C. Tuy nhiên, yêu cầu nhiệt độ thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Điều kiện đất trồng:

Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, đất thích hợp nhất đối với cây đậu tương là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, canxi, kali và pH (độ chua) trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đậu tương chịu mặn và chua kém hơn nhiều cây trồng khác, độ pH thích hợp nhất là 6,0-7,0. 

Thời vụ trồng đậu tương:

Thời vụ trồng đậu tương ở miền Bắc được chia ra làm 3 vụ chính là: đông xuân, xuân hè và hè thu do đặc điểm phân bố 4 mùa của khu vực này:

Vụ đông xuân: Bà con gieo giống từ tháng 11-12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch.

Vụ xuân hè: Gieo giống trong khoảng tháng 2 -3 dương lịch và thu hoạch vào tháng 5-6 dương lịch.

Vụ hè thu: Gieo giống trong khoảng tháng 4-5 dương dịch và thu hoạch vào tháng 7-8 dương lịch.

Trong miền Nam, bà con có thể trồng đậu tương vào bất kì thời điểm nào trong năm, miễn là cung cấp đủ nước tưới cho giống cây trồng này.

2. Nhu cầu dinh dưỡng và cách bón phân cho cây đậu tương:

Đạm là nguyên tố quan trọng nhất cho cây đậu tương. Nhu cầu lớn nhất của đạm là vào thời kì ra hoa, đặc biêt là giai đoạn hoa rộ đến quả mẩy

Lân có tác dụng xúc tiến sự hình thành phát triển của bộ rễ, hình thành nốt sần và các cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt…

Kali làm tăng tính chống chịu bệnh, chịu lạnh, chống đổ cho cây. Cây cần Kali trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, nhưng cần nhiều nhất thời kỳ ra hoa. Thời kỳ cuối kali chuyển từ thân, lá về quả,hạt…

Nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, công ty cổ phần Anfa Việt Nam đã cho ra đời sản phâm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung, vi lượng … chuyên dùng cho cây đậu tương để khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ cho đậu tương.

Để có được năng suất cao và chất lượng hạt to, chắc, đồng đều, bà con nông dân có thể sử dụng sản phẩm phân bón sau đây:

Phân bón Anfa german Number 1

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: cây đậu tương, cây lạc, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu… đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

N: 16%;

P2O5: 16%;

K2O: 16%;

TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…..

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dễ hấp thu cho cây trồng.

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất

Giúp cứng cây, chắc hạt, to củ, lớn trái, trái chín sớm, chín tập trung.

Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Giảm công sức, thời gian chăm bón

Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón Kali Sunphate:

Hàm lượng dinh dưỡng:

Kali hữu hiệu (K2O): 50%

Lưu huỳnh (S): 18%

Công dụng:

Phân Kali Sulphate mang đến cho cây đậu tương khả năng chịu rét, chịu hạn hiệu quả vào những vụ mùa cuối đông đầu xuân.

Tăng hương vị và màu sắc của đậu tương được trở nên ngon ngọt và tươi xanh.

 Tăng hiệu quả của việc sử dụng phân đạm và lân.

Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

3. Quy trình bón phân cho cây Đậu tương:

Bà con chia thành các đợt bón phân cụ thể như sau:

- Bón lót: Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng kết hợp lót phân bón Anfa Number 2 và san phẳng mặt luống. Bón 5-6 kg Anfa Number 2/sào 360m2

- Lần 1 (7-10 ngày sau khi gieo (2-3 lá kép)): Bón 5-6 kg Anfa Number 2/sào 360m2

– Lần 2 (25-30 ngày sau khi gieo): Bón 5-6 kg Anfa Number 2/sào 360m2 + phun 50g KaliSunphate/bình 18-20 lít nước

Ruộng bón phân Anfa Number 2 cho cây đậu tương khoẻ, lá dày, gặp mưa gió to ít đổ. Hạt chắc, đều, hương vị trở nên ngon ngọt và màu sắc tươi xanh hơn.

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây cà phê mùa mưa. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bà con tăng năng suất và chất lương khi trồng đậu tương!