Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

BÓN PHÂN ĐÚNG CÁCH GIÚP LẠC CỦ TO, NĂNG SUẤT CAO

Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản lượng hạt trong số các quốc gia trồng Lạc ở châu Á. Tuy vậy, những nghiên cứu về cây Lạc ở nước ta chưa nhiều, trong khi nhu cầu nắm bắt về những tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, bón phân và bảo vệ thực vật trên loại cây trồng này là vô cùng cần thiết. Là loại cây trồng thân thảo, ít sâu bệnh, hơn nữa Lạc trở thành nguồn thức ăn rất quan trọng, cũng là nguyên liệu chế biến nhiều thực phẩm có giá trị và có nhiều công dụng quý như hỗ trợ giảm cân, tốt cho người bị tim mạch, giảm cholesterol trong máu, cân bằng đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật, tốt cho người tiểu đường, hỗ trợ chức năng sinh sản…Vì thế, trồng cây lạc ở miền Bắc đang dần trở thành nghề chính của bà con nông dân.

Trồng lạc đơn giản, không mất nhiều công chăm sóc, hơn nữa lại ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để có được năng suất cao tới 45-50 tạ/ha, trước tiên bà con cần nắm rõ đặc tính và yêu cầu về thời tiết, đất đai, chế độ dinh dưỡng cây Lạc. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bà con định hình lại Kỹ thuật trồng Lạc hoàn chỉnh nhất nhé.

1. Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây Lạc:

Lạc là cây nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng là khoảng 25 – 30°C.

Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì đất, tuy nhiên, lạc không thích hợp trên các chân đất quá dốc, đất chua mặn và đất sét…còn các loại đất khác có thể trồng được Lạc. Ở nước ta, Lạc được trồng nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Trong đó, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm tới 30% diên tích trồng lạc của cả nước, và được trồng trên đất đỏ Bazan, đất phù sa không được bồi hằng năm.

2. Thời vụ trồng Lạc:

Thời vụ trồng lạc cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất đạt cao hat thấp, chất lượng hay không chất lượng. Áp dụng theo đúng thời vụ thì cây Lạc sẽ khoẻ mạnh hơn, năng suất thu hoạch cũng tăng lên gấp bội so với việc trồng Lạc vào thời điểm bất kì.

Đối với Miền Bắc thì cây Lạc được trồng vào 2 vụ là Vụ Đông Xuân (từ 10-15/11 đến 15-20/4 năm sau hoặc từ 10-15/12 – 15-20/5 năm sau) và vụ Hè Thu (từ 5-6/4 đến 10-15/8 hoặc từ 5-10/5 đến 15-20/9).

Đối với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, thời vụ lạc chủ yếu phụ thuộc vào mùa mưa.

3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây Lạc:

Lạc cũng như các cây họ Đậu khác có nhu cầu cao về đạm, xong nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm không đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần ở cây chỉ hình thành sau khi cây mọc một tuần, do đó giai đoạn đầu ở thời kỳ cây con, cây lạc cần một lượng đạm nhất định. Hơn nữa, hệ vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo nhiều nốt sần hữu hiệu.

Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển, thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỷ lệ lép. Cây lạc có nhu cầu về lân từ thời kỳ ra hoa tới sau hình thành củ.

Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Hàm lượng Kali cao nhất ở thời kỳ ngay trước khi cây ra hoa sau đó giảm đi ở thời kỳ hình thành củ. Vì vậy, cần bón Kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa.

Ngoài ra, cây Lạc cần bổ sung vôi bột nhằm giúp cho nốt sần cố định đạm phát triển. Canxi cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu khi trồng lạc. Thiếu canxi hạt lép nhiều, trái bị thối đen cuống, thân mầu bị xám đen.

Để lạc đạt năng suất cao, phẩm chất tốt cần bón cho cây đầy đủ và cân đối các chất đa, trung và vi lượng. Phân bón chuyên dùng cho lạc được khuyến cáo là dòng Anfa german Number 2, phát huy hiệu quả tốt, giúp cây lạc sinh trưởng phát triển nhanh, tăng số củ, củ chắc, tăng năng suất và chất lượng.

3.1 Phân bón Anfa german Number 2:

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: cây lạc, cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu… đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • N: 16%;
  • P2O5: 16%;
  • K2O: 16%;
  • TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…..

Công dụng:

  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dễ hấp thu cho cây trồng.
  • Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Giúp cứng cây, chắc hạt, to củ, lớn trái, trái chín sớm, chín tập trung.
  • Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
  • Giảm công sức, thời gian chăm bón
  • Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.+

3.2 Phân bón Kali Sunphate:

 Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Kali hữu hiệu (K2O): 50%
  • Lưu huỳnh (S): 18%

 Công dụng:

  • Phân Kali Sulphate làm tăng số nhân, tăng số củ, tăng tỷ lệ hạt chắc cho Lạc
  • Tăng hàm lượng dầu trong hạt lạc.
  • Tăng hiệu quả của việc sử dụng phân đạm và lân.
  • Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

4. Các thời kỳ bón phân cho cây Lạc:

Để có được năng suất cao và chất lượng tốt, Bà con chia thành các đợt bón phân cụ thể như sau:

Bón lót:

Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống cách mép luống 30cm, rạch sâu 10cm. Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng kết hợp lót phân Anfa german Number 2 và san phẳng mặt luống. Bón 8 – 10 kg Anfa german number 2/sào 360m2

Bón thúc:

- Lần 1 (10-15 ngày sau khi gieo: 2-3 lá kép): Bón 8 – 10 kg Anfa german number 2/sào 360m2

- Lần 2 (25-30 ngày sau khi gieo): Bón 8 - 10 kg Anfa german number 2/sào 360m2+ phun 50g KaliSunphate/bình 18-20 lít nước.

Riêng vôi bột chia thành 2 lần bón, lần thứ nhất bón 50% khi bừa phẳng, lần thứ hai bón 50% lượng còn lại khi cây lạc tắt hoa sau khoảng 5-7 ngày, có thể bón trực tiếp vào gốc hoặc rắc lên cây. Ruộng bón phân Anfa german Number 2 cho cây lạc chắc khỏe, lá dày, có màu xanh sáng, gặp mưa gió to ít đổ. Củ lạc ít bị vết đen, tỷ lệ quả chắc cao và có nhiều củ.

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây Lạc. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686