Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY DỨA

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Sản lượng dứa trên thế giới tăng đều mỗi năm (hàng năm tổng sản lượng dứa trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn). Là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và là loại cây dễ trồng nên diện tích trồng dứa trên thế giới ngày càng được mở rộng và các sản phẩm từ cây dứa được thị trường quốc tế ưa chuộng, dễ tiêu thụ. Vậy làm thế nào để diện tích này cho năng suất cao và hiệu quả nhất? Mời bà con tham khảo bài viết “kỹ thuật bón phân cho cây dứa” sau đây:

1. Yêu cầu sinh thái đối với cây dứa

Yêu cầu về ánh sáng:

Cây dứa yêu cầu về ánh sáng nhiều nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ. Ngược lại nếu ánh sáng quá mạnh kèm theo nhiệt độ cao, lá sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này cần che mát cho dứa. Cây dứa tuy không phải là cây ngắn ngày, nhưng người ta thấy rằng nếu thời gian bóng tối kéo dài và nhiệt độ giảm thấp sẽ ra hoa sớm hơn.

Yêu cầu về nhiệt độ:

Cây dứa nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ, có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 40°C và thích hợp nhất từ 28 - 32°C.

Yêu cầu về lượng mưa:

Về lượng mưa, cây dứa (thơm) có thể trồng ở nơi có lượng mưa thấp vì cây dứa không có khả năng chịu úng nhưng cũng cần đất đủ ẩm. Khu vực có lượng mưa bình quân từ 1000 – 1200 mm là trồng được, tốt nhất là lượng mưa phân bố đều ở các tháng trong năm. Mặc dù bộ rễ cây dứa phát triển yếu, nhưng nhớ cấu trúc và cách sắp xếp của bộ lá mà cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Chính vì vậy, trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô cây dứa vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

Yêu cầu về đất trồng dứa:

Cây dứa có bộ rễ phát triển chủ yếu ở lớp đất nông trên mặt, do đó yêu cầu đất phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn, đất có phản ứng chua (pH đất từ 4,5-5,5), cây không đòi hỏi nhiều về mặt hóa tính của đẩt. Đất nghèo dinh dưỡng được chăm sóc tốt dứa vẫn cho năng suất. Là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, phần lớn là diện tích đất đồi núi, vùng trung du và vùng núi nước ta có khả năng phát triển dứa trên diện tích lớn. Cũng là do việc chăm sóc dễ dàng, ít tốn công về tưới nước và phòng trừ sâu bệnh. Do vậy, cây dứa có thể được xem là cây trồng làm giàu trong điều kiện áp lực lao động thời vụ cao và còn hạn chế về cơ giới hóa nông nghiệp trong vùng.

2. Về thời vụ

Ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 6-7, vụ trái ra hoa tháng 6-8, thu hoạch tháng 10-12.

Ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4-5 và tháng 9-10.

Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4-5 tháng.

3. Nhu cầu dinh dưỡng và quy trình bón phân cho cây dứa:

Qua tài liệu về trồng dứa ở các nước tiên tiến như Hawai, thấy vai trò phân bón rất quan trọng đến năng suất và phẩm chất của dứa. Thực tế, trồng dứa ở nước ta cũng thấy rõ điều đó. Những vùng trồng dứa lâu năm ở nước ta không bón phân chăm sóc quả dứa rất nhỏ và phẩm chất rất kém. Tuy nhiên, cũng có một số vùng dứa trồng dướ tán rừng (rừng lim, rừng tràm) không bón phân nhiều năm dứa vẫn cho năng suấ tốt nhờ lượng hữu cơ từ lá rừng rụng xuống hình thành nên tầng mùn dày tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt của vi sinh vật và động vật đất làm tăng quá trình khoáng hoá đất, tăng lý tính cũng như hoá tính đất giúp bộ rễ dứa phát triển và hấp thụ tốt dinh dưỡng. Do vậy, rất cần đất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn đất tốt để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát trển của cây dứa.

Cây dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất, 1 hecta đất trồng dứa lấy đi 86kg N (thân lá 74kg, quả 9kg), 28kg P2O5 (thân lá 23kg, quả 5kg), 437 kg K2O (thân lá 402 kg, quả 35kg) và các chất trung vi lượng như canxi, magie, bo… 

Căn cứ theo đặc điểm khí hậu, thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng các vùng trồng dứa Việt Nam, Công ty cổ phần Anfa Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như Ca, Mg, các chất vi lượng như Zn, B, Mo… chuyên dùng cho cây dứa, đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân bón, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây dứa.

Để chăm bón cho cây dứa đạt năng suất cao và hiệu chất lượng, kinh tế tốt, bà con nông dân có thể sử dụng các loại phân bón sau đây:

3.1 Phân bón Anfa german Number 2 

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: cây dứa, cây mía, cây lạc, cây đậu tương cây lương thực, cây ăn quả, cây rau màu… đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

N: 16%;

P2O5: 16%;

K2O: 16%;

TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn…..

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dễ hấp thu cho cây trồng.

Làm tăng độ phì nhiêu cho đất

Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Giảm công sức, thời gian chăm bón

Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

3.2 Phân bón Kali Sunphate:

Hàm lượng dinh dưỡng:

Kali hữu hiệu (K2O): 50%

Lưu huỳnh (S): 18%

Công dụng:

Phân Kali Sulphate mang đến cho dứa khả năng chịu hạn hiệu quả.

Giúp cây ra hoa sớm, màu quả đẹp,

Tăng vị ngọt và hương thơm cho dứa

 Tăng hiệu quả của việc sử dụng phân đạm và lân.

Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản

4. Quy trình bón phân cho cây dứa: (Được chia làm 4 lần bón)

Bón lót (trước trồng hoặc sau vụ thu hoạch):

Sau khi trồng hoặc sau một vụ thu hoạch, cây dứa sinh trưởng chậm. Vì vậy việc bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên, bón lót ngay sau khi thu hoạch quả đối với các vụ sau của cây dứa là cần thiết. Bón lót cho dứa có ảnh hưởng quyết định đến thời gian sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa, kết quả sớm.

Bà con bón lót cho cây dứa bằng phân bón NPK Anfa German Number 2 để phục hồi đất trồng, nạp dinh dưỡng cho cây dứa sau một vụ mùa thu hoạch. Bón với liều lượng khoảng 300 – 400 kg NPK Anfa german Number 2

Bón thúc:

Bón thúc 1: (Sau trồng khoảng 2 – 3 tháng)

Bà con bón thúc cho cây dứa bằng dòng NPK Anfa German Number 2 giai đoạn này với liều lượng: 500 – 600 kg/ha

Bón thúc 2: (Sau thúc 1 từ 2 – 3 tháng)

Bà con tiếp tục bón thúc bằng phân bón NPK Anfa German Number 2 để tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán, tạo tiền đề cho quá trình đậu quả to và chất lượng với lượng từ 600 – 700 kg/ha kết hợp phun thêm 50g/bình 18-20 lít nước Kali Sunphate.

Bón thúc 3: (Trước khi xử lý ra hoa 2 – 3 tháng)

Bón 700 – 800 kg/ha NPK Anfa German Number 2 kết hợp phun 50g/bình 18-20 lít nước KaliSunphate.

5. Một số lưu ý khi bón phân cho cây dứa

Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần bón vì bộ rễ của cây dứa ăn nông và hẹp. Có thể bón phân theo rãnh hoặc hố.

Bón rãnh:

Cày rạch hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lấp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Cách bón này khá nhanh, nhưng chỉ áp dụng với nơi đất bằng và ở thời kỳ cây còn nhỏ.

Bón hốc:

Đào hốc sâu 5 – 10cm, giữa khoảng cách 2 hàng dứa, trong 1 hàng kép, bón phân vào hố rồi lấp đất. Với cách này lượng phân bón không được rải đều, việc lấp đất có khó khăn hơn với giống dứa nhiều gai, đôi khi ảnh hưởng trực tiếp với lá dứa.

Các lần bón phân phải đánh rạch cách gốc 20 – 35 cm, bón phân xuống dưới rồi lấp đất kín phân, kết hợp với tưới ẩm. Có thể chia nhỏ lượng phân tổng số để bón làm 5 hoặc 6 lần để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhưng lần cuối không được quá muộn, phải kết thúc ít nhất 2 tháng trước thu hoạch.

Trên đây là quy trình bón phân tiêu chuẩn cho cây dứa. Chúc bà con ứng dụng thành công!

Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686