BÓN PHÂN THẾ NÀO CHO XOÀI NĂNG SUẤT
Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, xoài là loại trái cây khá được ưu chuộng và có giá thành kinh tế cao. Tuy khá dễ trồng nhưng bà con cần phải nắm vững được quy trình chăm sóc, tìm hiểu kỹ càng việc bón phân cho xoài để đạt năng suất cao nhất.
1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ 4 - 46oC, tuy nhiên cây xoài phát triển tốt ở 24 - 27oC, chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp nước tưới. Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, gỗ hay làm cây cảnh. Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý, ngoài ra còn có một số loại xoài Đài Loan, xoài keo… cũng đang dần được ưa chuộng. Xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 - 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy. Thông thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m.
2. Thời vụ, cách trồng, khoảng cách trồng
- Thời vụ trồng: Trồng đầu mùa mưa, tháng 6 - 7 dương lịch khi mưa ổn định và để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu, nếu có thể chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ lúc nào.
- Cách trồng: Đào hố có kích thước 60x60x60 cm (để riêng các lớp đất mặt khi đào). Mỗi hố trộn từ 10-20 kg phân hữu cơ hoai mục + 0,5 kg vôi bột + 0,5 kg Lân Super + 1 muỗng xoài phèn xanh vào lớp đất mặt, sau đó cho hỗn hợp xuống hố và để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng bón thêm 3 - 5 kg phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic.
- Khoảng cách trồng: Tùy giống và lọai đất sẽ trồng ở mật độ thích hợp: Xoài trồng gốc ghép khoảng cách 8 - 9 m, trồng theo hình vuông hay hình nanh sấu.
3. Tủ gốc, tưới nước
- Tủ gốc giữ ẩm
Sau khi trồng: nên che phủ chung quanh gốc cây bằng các loại vật liệu hữu cơ sẳn có như rơm, vỏ đậu. . . để giữ ẩm và hạn chế bị xói mòn đất khi tưới. Trong mùa nắng tưới 1-2 lần/tuần, 20-40 lít nước/cây/lần tưới.
- Tưới nước
Nhu cầu tổng lượng nước trung bình cung cấp cho 1 ha xoài/năm khoảng 11.000m3, kể cả lượng mưa. Sau khi thu hoạch: tưới thường xuyên để duy trì ẩm độ đất khoảng 50-60% độ ẩm bão hoà. Trước khi ra hoa: xoài cần một giai đoạn khô hạn khoảng 2 tháng trước khi phân hoá mầm hoa. Vì vậy, khoảng thời gian cuối mùa mưa đầu mùa khô không tưới nước cho xoài. Sau khi xử lý ra hoa và trong thời kỳ trái phát triển: tưới liên tục, ngừng tưới 2 tuần trước khi thu hoạch.
4. Nhu cầu dinh dưỡng
Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp.
Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất. Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm.
Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, Kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc hạn chế hình thành tầng rời ở hoa và quả làm giảm tỷ lệ rụng hoa và trái. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, trái non rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm
5. Kỹ thuật bón phân cho xoài
Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu)
Bón lót trước khi trồng: 3 - 5kg phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic
Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá. Xoài sau khi trồng 2 tháng có thể bón phân với liều lượng và thời gian bón cho mỗi cây theo từng năm như sau:
• Năm thứ 1: 200 – 300g phân Anfa german soper 1 NPK 30.9.9+TE
• Năm thứ 2: 300 – 500g phân Anfa german soper 1 NPK 30.9.9+TE
• Năm thứ 3: 400 – 600g phân Anfa german soper 1 NPK 30.9.9+TE
Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại.
Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm)
Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo qui trình như sau:
• Bón phân cho xoài sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic 3 - 5 kg
• Bón phân cho xoài trước lúc ra hoa: bón phân Anfa german soper G NPK 16.16.16+TE 0.8 - 1,5 kg/cây/năm
• Bón phân cho xoài sau đậu trái: bón phân Anfa german soper G NPK 16.16.16+TE 0.8 - 1,5 kg/cây/năm
Phương pháp bón phân cho xoài: phân được bón xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, kết hợp với vung đất và lấp phân lại. Nếu bón phân trong giai đoạn trời khô hạn phải tưới nước cho cây 5-7 ngày một lần.
Bón phân hữu cơ cho cây xoài
Xoài trước giờ vốn là một loại cây ăn trái trong quá trình trồng cần nhiều loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoá học và đặc biệt là sử dụng quá liều chất kích thích ra hoa, đậu quả để khai thác triệt để cây xoài. Tuy nhiên hiện tại rất nhiều mô hình trồng xoài hữu cơ được hình thành, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đòi hỏi ngày một cao vấn đề sức khoẻ đang được quan tâm lo ngại.
Việc lạm dụng bón phân hoá học, bón phân NPK cho cây xoài, phun quá liều thuốc bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh hại sẽ dần được thay thế bằng các phương pháp canh tác hữu cơ an toàn. Bà con có thể tham khảo các loại phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic, nguồn gốc loại phân bón hữu cơ tự nhiên được xử lý trên quy trình công nghiệp, nên vô cùng an toàn khi dùng để bón cho cây ăn trái, xử lý và phục hồi đất sau trồng trọt.
5. Tỉa cành, tạo tán
Tạo tán
Xoài là cây ra hoa ở đầu cành nên việc tạo cho cây có bộ tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái sau này. Khi cây có chiều cao 1m, cắt chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8 m, cây phát triển 5 – 7 cành mới, chỉ để lại 3 cành khung, tỏa đều 3 hướng, đó là cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5 – 0,8m, tỉa chỉ để lại 3 cành, đó là cành cấp II. Từ cành cấp II tỉa và chỉ để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cho cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc, tán sẽ phát triển theo dạng tròn sau này.
Tỉa cành: Hàng năm sau khi thu hoạch nên tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng, biện pháp tỉa cành cần làm sớm ngay khi thu trái để lá mau thành thục dễ dàng cho việc xử lý ra hoa
6. Tỉa và bao trái
Tỉa trái: Sau khi xoài đã rụng sinh lý lần 2 chúng ta tiến hành tỉa phối hợp với bao trái. Tùy từng giống Xoài và nhu cầu thị trường để tỉa trái cho phù hợp. Trung bình chỉ để từ 2-3 trái đối với cành khỏe.
7. Thu hoạch
Khi quả xoài già, vỏ quả sáng bóng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả xoài thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).
Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây xoài. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:
Công ty cổ phần Anfa Việt Nam
Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0237 3755 686
Hi vọng những chia sẻ trên giúp bà con tăng năng suất và chất lương khi trồng xoài!