Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

BÓN PHÂN CHÔM CHÔM CHO NHIỀU QUẢ, QUẢ TO, CÙI DÀY

Nhắc đến Chôm Chôm là nhắc đến những vùng đất không ngập nước. Chôm Chôm là một loại cây được trồng nhiều ở khu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ và ở Tây Nguyên, nó còn được gọi với tên khoa học là Nephelium lappacium L. Để giúp bà con có những mảnh đất Chôm Chôm sai trĩu quả thêm vào là chất lượng ngon ngọt, cùi dày, hạt lép thì mời bà con cùng phân bón Anfa sẽ đi tìm hiểu về quy trình bón phân cho Chôm Chôm sau đây nhé!

1. Điều kiện ngoại cảnh cây Chôm Chôm:

  • Thời vụ trồng

Vùng ĐBSCL: Trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm chi phí và công tưới hoặc cuối mùa mưa.

Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: bắt đầu trồng từ tháng 6-7 dương lịch.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trồng vào tháng 8-9 dương lịch.

  • Đất đai

          Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 120 Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600-700m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Đất đỏ Bazan không có tầng đá là thích hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe…

  • Nhiệt độ thích hợp

          Cây chôm chôm sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt từ 22-30oC. Khi nhiệt độ trên 40oC thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 22oC sẽ kích thích cây ra nhiều đọt, điều này không tốt cho quá trình ra hoa của cây.

  • Lượng mưa

          Lượng mưa trung bình trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm sẽ thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều sẽ làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.

  • Ánh sáng, ẩm độ, gió

          Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh rất dễ làm chôm chôm cháy lá và cháy râu, vỏ quả chôm chôm bị héo khiến quả kém phẩm chất. Để khắc phục tình trạng này, bà con nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm.

  • Chế độ tưới tiêu:

Một điểm khá đặc biệt trong quá trình sinh trưởng của cây chôm chôm là cần điều kiện khô hạn khoảng 1 tháng để hình thành mầm hoa. Trong giai đoạn này nếu mưa nhiều sẽ chỉ kích thích ra lá. 

Ngược lại ở thời kỳ thụ phấn hoặc hình thành quả non, nếu khô hạn cây sẽ bị quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả. Do đó bà con cần chú ý bổ sung nước tưới cho cây chôm chôm giai đoạn này

2. Nhu cầu dinh dưỡng cho cây Chôm Chôm

  • Nhu cầu về Đạm:

Cây chôm chôm cần nhiều nhất là đạm. Cây bón đủ đạm; lá có màu xanh tươi, sinh trưởng khỏe mạnh, chồi búp phát triển nhanh cây ra hoa kết quả thuận lợi, đó là những cơ sở để cây trồng cho năng suất cao. Cây bón thiếu đạm: lá có màu vàng, sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, lá rụng sớm, chồi búp bị thui chột. Cây thiếu đạm buộc phải hoàn thành chu kỳ sống nhanh, thời gian tích lủy ngắn dẫn đấn năng suất và chất lượng nông sản thấp. Tuy nhiên dư thừa đạm thì chôm chôm xảy ra hiện tượng nứt trái kết hợp với thay đổi thời tiết thất thường.

  • Nhu cầu về Lân:

Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi.

Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái, rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…

  • Nhu cầu về Kali:

Bón Kali cho cây Chôm Chôm sẽ làm tăng quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng quả, tăng tỷ lệ đậu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua tích lũy đường trong quả, vitamin; Ngoài ra kali còn làm cho màu sắc quả đẹp tươi khi chín, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả góp phần nâng cao giá trị thương mại trên thị trường.

Việc cung cấp phân bón đầy đủ giúp tăng năng suất, trái to, cùi dày, nhiều nước và kéo dài tuổi thọ. Trong giai đoạn cây đang ra hoa trái thì cây rất cần nhiều nước. Triệu chứng cháy lá ở chôm chôm là biểu hiện của việc thiếu kali và càng trầm trọng hơn khi cây bị thiếu nước nhất là trong mùa hô. Mặc khác cây chôm chôm cũng rất mẫn cảm với ngập nước, do đó cần thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ.

Thiếu kali dễ làm cây bị cháy chóp lá (nhất là các phần nằm ngoài trảng), lá quang hợp kém và làm cây giảm năng suất.

  • Nhu cầu dinh dưỡng về các nguyên tố trung, vi lượng:

Các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón… 

3. Quy trình bón phân cho cây Chôm Chôm:

Nắm được nhu cầu dinh dưỡng của cây Chôm Chôm, Công ty cổ phần Anfa Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK), các chất trung lượng Ca, Mg… và các chất vi lượng Fe, Zn, Mo, Bo…chuyên dùng cho cây ăn quả, đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân bón, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây ăn quả để giúp cây ăn quả đạt năng suất cao và chất lượng tốt.

Để chăm bón cho cây ăn quả nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng bà con nông dân có thể sử dụng các loại phân bón sau đây:

Phân bón Hữu cơ sinh học Anfa Batorganic

Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic còn có tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, hoàn trả và bổ sung hàm lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho đất do quá trình canh tác nhiều năm cây trồng đã hấp thu hết, do xói mòn, cuốn trôi bề mặt thảm thực vật và mùn của đất; nhờ hoạt động của các chủng vi sinh vật làm cho đất trồng tơi xốp, màu mỡ, giữ độ ẩm cho đất, làm bộ rễ của cây phát triển mạnh và dễ dàng, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng; Với thành phần axit humic, axit fluvic giúp cải thiện bộ rễ, giữ được độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, không gây ô nhiễm môi trường. Góp phần vào việc đảm bảo chất lượng chè an toàn và sạch.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Hữu cơ: >70%
  • Axit Humic: 3%
  • Axit Fluvic: 2%
  • N: 4%;
  • P2O5: 2.2%;
  • K2O: 2.5%;
  • TE: Ca, Mg, Zn, Mo, B…..

Phân bón Anfa german soper G 

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • N: 20%;
  • P2O5: 20%;
  • K2O: 15%;
  • TE: Ca, Mg, Zn, Mo, B…..

Công dụng:

  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng.
  • Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Kích thích cây trồng phát triển mạnh thân, cành, lá…..
  • Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
  • Giảm công sức, thời gian chăm bón
  • Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân bón Anfa German Number 2

Là loại phân bón hỗn hợp chứa hàm lượng dinh dưỡng được sản xuất theo công nghệ tháp cao. Được sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rau màu……đem lại hiệu quả và năng suất cao.

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • N: 16 %;
  • P2O5: 16%;
  • K2O: 16%;
  • TE: Ca, Mg, Zn, Mo, B…..

Công dụng:

  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu một cách cân đối và hợp lý cho cây trồng.
  • Làm tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Kích thích cây trồng phát triển mạnh thân, cành, lá…..
  • Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
  • Giảm công sức, thời gian chăm bón
  • Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Quy trình bón phân cho cây chôm chôm:

  • Bón lót:

Ngoài bón lót trước khi gieo trồng, sau mỗi lần thu hoạch và đốn tỉa, bà con cũng cần bón bổ sung phân hữu cơ cho cây để phục hồi dinh dưỡng trong đất. Bà con sử dụng phân bón hữu cơ Anfa Batorganic để bón phục hồi cho cây chôm chôm. Với hàm lượng lên đến 85% hữu cơ và một tỷ lệ nhỏ N, P, K, TE, đặc biệt bổ sung axit Humic và axit Fluvic, phân hữu cơ Anfa Batorganic sẽ giúp kích thích sự phát triển của rễ cây và giúp cây chôm chôm hồi sức nhanh chóng sau một vụ trĩu quả. Bón 2 – 3 kg/1 cây phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic

  • Bón thúc:

Bón thúc 1: (Bón sau khi thu hoạch, đốn tỉa):

 Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng, tạo cành và lá mới cho cây, bà con bón NPK Anfa German Soper G cho chôm chôm ngay sau khi thu hoạch. Cây chôm chôm sẽ nhanh chóng hồi xanh, phát triển thân cành xum xuê tạo nền tảng hoàn hảo cho quá trình ra hoa, kết trái.

Bón thúc 2: (Bón trước khi ra hoa)

Bón Anfa German Number 2 để thúc cho cây chôm chôm trước khi ra hoa. Hàm lượng cân đối đạm, lân, kali trong dòng phân này giúp hoa chôm chôm ra đồng loạ, tăng tỷ lệ đậu quả.

Thời kỳ trước khi ra hoa bà con phun MKP cho Chôm chôm để tăng khả năng đậu hoa, hạn chế tối đa nguy cơ rụng quả non. Bón 0.5 – 1kg/cây phân Anfa German Number 2

Bón thúc 3: (Bón thúc sau khi đậu quả)

Được tính từ sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích. Giai đoạn này cần bón cân đối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và vỏ trái tạo điều kiện cho việc tăng số quả mỗi cây và tăng trọng lượng trung bình quả. Phân NPK Anfa German Number 2 (NPK 16.16.16) thích hơp nhất cho giai đoạn này.  Bón 0.5 – 1kg/cây phân Anfa German Number 2

Bón thúc 4: (Bón thúc nuôi quả):

 Dòng phân chuyên dụng cho quá trình nuôi trái chôm chôm là phân Anfa German Number 2. Dòng phân này sẽ kích thích quả chôm chôm lớn nhanh, quả to, cùi dày và có màu sắc tươi tắn.

Để tăng phẩm chất quả chôm chôm, ngoài bón NPK, bà con bổ sung phun phân bón qua lá Kali Sulphate với liều lượng 50g/bình 18-20 lít nước cho cây để giúp cho cây ngọt hơn, cùi dày và màu sắc đẹp hơn.

 Kết hợp các biện pháp trồng xen cây hoặc tháp, ghép cành chôm chôm đực, trong vườn theo tỉ lệ 1:8 hoặc 1:10, kết hợp nuôi ong mật trong vườn chôm chôm sẽ mang lại hiệu quả vô cùng tối ưu.

 

 Hi vọng, với quy trình chăm bón trên, bà con có thể đạt năng suất trung bình 20 tấn chôm chôm/ha. Chúc bà con áp dụng thành công!

Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686