Kiến thức

Là công ty cung cấp các sản phẩm và giải pháp toàn diện về dinh dưỡng cây trồng hàng đầu, chúng tôi mong muốn giải quyết những thách thức toàn cầu và tạo ra sự thay đổi tích cực.

Quy trình và kỹ thuật bón phân cho lúa mang lại năng suất cao

Quy trình và kỹ thuật bón phân cho lúa mang lại năng suất cao

Lúa là loại nông sản gắn liền với sự phát triển và văn hóa nghìn năm của người nông dân Việt Nam. Nhu cầu của một trong 5 loại cây lương thực chính của Thế Giới chắc chắn là rất cao và tiềm năng của thị trường là rất lớn. Theo Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị, với thuận lợi về điều kiện khí hậu, đất đai thì việc trồng lúa sẽ giúp tạo nên nguồn doanh thu lớn cho nông dân.

Quy trình bón phân cho cây lúa như thế nào và kỹ thuật bón phân cho cây lúa ra sao để đảm bảo mang lại hiệu quả chính là những điều mà người nông dân nào cũng thắc mắc. Để cây lúa phát triển tốt và cho ra chất lượng, năng suất cao thì cách bón phân cho lúa là những vấn đề mà nông dân cần phải quan tâm.

Vì lẽ đó, với những thông tin được chia sẻ sau đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp nông dân hiểu rõ hơn về cách bón phân cho cây lúa để mang lại năng suất cao.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa

Lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng của nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Lúa là cây trồng thích hợp với điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới.

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của lúa được tính từ lúc gieo mạ đến lúc bắt đầu làm đòng:

+ Giai đoạn gieo mạ: Kéo dài khoảng 20 ngày tính từ khi gieo mạ đến khi lúa có khoảng 4 - 5 lá.

+ Giai đoạn đẻ nhánh: Giai đoạn này kéo dài khoảng 40 ngày tính đến khi lúa bắt đầu làm đòng.

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa được tính từ lúc làm đòng đến khi thu hoạch.

+ Giai đoạn làm đòng, trỗ bông, hình thành hạt là giai đoạn quyết định năng suất của lúa. Số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt -  là thời kỳ trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch.

Yêu cầu về dinh dưỡng cây lúa

Mỗi loại cây trồng khác nhau có yêu cầu về dinh dưỡng là khác nhau. Đối với cây lúa cũng vậy. Các yêu cầu về dinh dưỡng của cây lúa như sau:

- Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho quá trình đẻ nhánh của lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và tập trung. Đồng thời, đạm cũng là yếu tố cần thiết đối với việc hình thành đòng và nhiều yếu tố chất lượng của cây lúa như số hạt trên đòng, độ chắc của hạt, trọng lượng hạt…

+ Theo nghiên cứu, cần 22 kg N để có thể thu được 1 tấn thóc. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, nhu cầu về đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ và giảm sau khi trỗ bông. Lúa hút đạm nhiều nhất trong thời kỳ đẻ nhánh khoảng 70% và thời kỳ làm đòng là 10 - 15%.

+ Lúa thích hợp với đạm amon và ure. Dạng phân đạm phổ biến đối với cây lúa là đạm urê với tỷ lệ đạm cao, thích hợp với đất thoái hóa, bạc màu. Đạm nitrat thường được sử dụng bón thúc ở vụ đông xuân, thích hợp với đất phèn, chua, mặn.

- Lân giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa. Lân xúc tiến rễ và số dảnh lúa phát triển, ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của cây. Ngoài ra, lân còn giúp lúa trỗ bông đều, chín sớm, làm tăng năng suất và phẩm chất của cây lúa.

+ Lúa cần khoảng 7kg P2O5 để cho ra 1 tấn thóc. Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và 1 phần vào thời kỳ làm đòng.

+ Phân lân nung chảy bón cho lúa trên nền đất chua có hiệu quả tương tự supe lân. Trong điều kiện ngập nước, cây lúa vẫn dễ dàng hấp thụ lân.

- Kali là yếu tố quan trọng tới việc phân chia tế bào, phát triển rễ lúa trong điều kiện ngập nước. Kali có ảnh hưởng lớn tới quá trình quang hợp, tổng hợp gluxit, protein, thúc đẩy quá trình hình thành licnin, xenlulo, giúp lúa cứng cáp hơn và tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết.

+ Lượng Kali cần để tạo ra 1 tấn thóc là 32 kg K2O. Nhu cầu về Kali ở lúa cao nhất vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng. Loại phân kali thích hợp bón cho lúa là kali clorua (KCl).

- Các yếu tố vi lượng như Fe, Bo, Zn, … tuy cần hàm lượng nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình hình thành và phát triển của cây lúa. Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sau này.

Ở điều kiện đất quá chua khiến lúa còi cọc, kém phát triển, bà con nên dùng vôi sống khử chua đất.

Quy trình bón phân cho cây lúa

  1. Bón lót cho cây lúa là giai đoạn đầu tiên. Ở giai đoạn bón sau sạ cho lúa từ 7-10 ngày cần thực hiện như sau:

Sử dụng phân bón Anfa german number 1 (NPK16.16.16+TE): 4 - 6 kg/sào 500m2

Bón phân vào thời điểm giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây lúa non, đây là bước vô cùng quan trọng để mỗi cây lúa có thể ổn định sớm.

Bón đúng thời gian, rải đều phân lên mặt ruộng trước khi thực hiện việc gieo cấy.

Giai đoạn tiếp theo là thời điểm bón thúc để giúp cây đẻ nhanh hơn. Thông thường, thời gian để thực hiện giai đoạn bón phân này là 18 - 22 ngày sau khi gieo cấy. Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là sử dụng đúng lượng và loại phân bón:

Trong giai đoạn này lúa cần nhiều Đạm và Lân nên dùng phân bón Anfa german soper G (NPK 20.20.15+TE): 4 - 6 kg/sào 500m2

Chú ý liều lượng vừa đủ dựa trên tổng diện tích bón.

Đối với lúa được trồng ở loại đất chua cần được chuẩn bị đầy đủ nhằm tằng cường khả năng hạn chế phèn, giảm độc tố có trong đất.

Bón đón đòng là thời điểm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sản lượng toàn bộ vụ lúa. Cần đầu tư nhiều thời gian và chăm sóc kĩ lưỡng vào thời gian này nhằm đạt được sản lượng từ 6-8 tấn/ha cho một mùa vụ:

Thời gian bón đón đòng là từ 38 - 42 ngày sau sạ. Loại phân bón sử dụng trong bón đón đòng là phân Anfa german soper 3 (NPK 16.6.23+TE): 3 - 5 kg/sào 500m2 nhằm đáp ứng nhu cầu cao về Đạm và Kali của lúa trong giai đoạn này.

Đối với giống lúa ít đẻ nhánh nhưng có bông to, hạt nặng thì bón đón đòng cần đặc biệt chú ý để việc nuôi hạt hiệu quả, có bông lúa to.

Thời kỳ đón đòng cần bổ sung phân bón NPK có hàm lượng Kali cao giúp bông dài, sáng hạt, chắc hạt.

Hòa 50g/bình 18 – 20 lít nước phun sau khi phun 2 lần trước và sau trổ 7 ngày giúp trổ đều, trổ đồng loạt, cứng cây, hạt to vàng, nặng hạt

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đúng thời điểm giúp cây lúa phát triển tốt, khỏe mạnh. Có nhiều thông tin, kỹ thuật và cách bón phân cho lúa mà người nông dân cần tìm hiểu khi trồng lúa nhằm giúp quy trình trồng trọt diễn ra thuận lợi, có được những vụ mùa bội thu như ý muốn.

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây lúa. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bà con tăng năng suất và chất lương khi trồng lúa!

Kiến thức liên quan