Kiến thức

Là công ty cung cấp các sản phẩm và giải pháp toàn diện về dinh dưỡng cây trồng hàng đầu, chúng tôi mong muốn giải quyết những thách thức toàn cầu và tạo ra sự thay đổi tích cực.

Bí quyết giúp vườn mướp đắng nhiều hoa, sai quả

Mướp đắng (hay còn có tên gọi khác là khổ qua), là loại quả tuy mang trong mình vị đắng nhưng lại có thể thanh nhiệt, giải độc và mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn về sức khoẻ. Nếu bạn muốn thưởng thức những món ăn ngon hay những cốc sinh tố mát lạnh từ mướp đắng thì hãy học ngay “cách trồng mướp đắng đậu sai quả” dưới đây nhé!

Trồng mướp đắng là việc làm rất dễ thực hiện, dễ sống và khá dễ trong việc chăm sóc. Nhiều người sẽ rất thắc mắc không biết rằng trồng mướp đắng vào tháng mấy là đúng vụ và cho năng suất cao?

Mướp đắng là loại cây có thể trồng quanh năm, nhưng đặc biệt vào tháng 7, tháng 8 là chính vụ trồng mướp đắng bởi thời điểm này có nắng nóng đi kèm với mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Để có dàn mướp đắng trong vườn ra nhiều quả, bà con cần phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc chăm sóc tốt

1. Chuẩn bị hạt giống và đất trồng:

Hạt Giống:

Các giống địa phương phổ biến như TH-12, khổ qua xiêm,….

Các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01…

Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo (Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).

Hạt gieo trực tiếp vào đất sâu 0,2cm đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1 lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt. 7 ngày sau gieo tiến hành tỉa bỏ bớt những cây sinh trưởng kém chỉ để lại 1 cây khoẻ mập.

Đất:

Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, dễ tưới, thoát nước tốt. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm: Nước thải thành phố, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, bụi công nghiệp...     

Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1 - 1,2m; cao 25 - 30cm, rãnh rộng 25 - 30cm. Trồng 1 hàng trên luống, cây cách cây 45 - 50cm.

Mật độ: 3.000 – 5.000cây/ha.

2. Phân bón:

Bón lót:

Bà con cần bón khoảng 12 – 15 kg phân hữu cơ Anfa Batorganic để tạo độ tơi xốp cho đất trồng rau màu. Phân hữu cơ nên rải đều ra ruộng trước khi bừa. Hoặc nếu bà con trồng vườn nhỏ ở nhà thì bón 1kg/m2 phân hữu cơ Bartorganic và trộn đều đất.

Bón thúc:

Tưới nhử:

Sau trồng 5 – 7 ngày, bà con hòa loãng Anfa German Number 2 tưới quanh gốc cho mướp đắng. Với tỷ lệ cân đối đạm, lân, kali, phân Anfa German Number 2 sẽ giúp cây mướp đắng nhanh chóng bén rễ, hồi xanh và ra nhiều lá. Sử dụng phân bón Anfa german number 2 với lượng: Hòa 30 – 50g Anfa German Number 2 (16.16.16)/20 lít nước

Bón thúc lần 1: (20 ngày sau gieo trồng)

Đây là giai đoạn mướp đắng bắt đầu trổ nhiều dây leo, tua quấn. Bà con bắt đầu bón thúc cho cây bằng phân bón Anfa german number 2. Kết hợp vét đất và nhổ sạch cỏ xung quanh gốc để tập trung dưỡng chất nuôi cây. Sử dụng phân bón Anfa german number 2 với lượng: 4 – 6 kg phân Anfa german number 2/sào Bắc Bộ 360m2

Bón thúc lần 2: (giai đoạn nuôi quả)

Bà con cần tăng cường thúc cho mướp đắng giai đoạn này. Muốn quả có chất lượng tốt thì cần cắt tỉa các lá già và có thể bón bổ sung phân bón qua phun lên lá (anfa Kalisulphate) giúp quả mướp đắng to dài, đẹp mã và dậy hương thơm đặc trưng của giống nông sản này. Sử dụng phân bón Anfa german number 2 kết hợp với tưới (hoặc phun) phân bón Anfa Kalisulphate lượng như sau: 2 - 3 kg phân Anfa german number 2 + phun 40 – 50g/bình 16 – 20 lít nước.

3. Chăm sóc:

Trồng dặm:

Sau khi trồng 5 - 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

Tưới nước:

Mướp đắng rất cần nước để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nên chú ý cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3 – 5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Làm giàn:

Khi cây bắt đầu xuất hiện tua cuốn thì làm giàn, có thể tranh thủ làm giàn trước khi cây xuất hiện tua cuốn. Làm giàn hình chữ U ngược cao tối thiểu 2m, vật liệu làm giàn phải chắc để không đỗ ngã khi gió bão, sẽ làm giảm năng suất.

Sửa dây:

Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố đều, tỉa bỏ những nhánh gốc, nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho ruộng được thông thoáng góp phần làm giảm sâu bệnh và tăng đậu trái.  Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.

4. Phòng trừ sâu bệnh:

 Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Regent 0.3G lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rãi quanh gốc.

Sâu xanh: Vertimec,…phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.

Nhóm chích hút: Bọ trĩ, rầy xanh, nhện: Actara, Confidor, Decis 25tab,… theo nồng độ khuyến cáo. Tránh để ruộng quá khô hạn.

Sâu vẽ bùa: Trigard… vào lúc sáng sớm.

Bệnh sương mai: Bavistin 50FL, Zoom 50SC phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.

Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

5. Thu hoạch:

Khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài

Hi vọng trên đây là những kiến thức bổ ích giúp bà con đạt được vườn mướp đắng sai quả. Chúc bà con ứng dụng thành công!

Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686