LÀM GÌ ĐỂ CÓ MỘT VƯỜN HOA CÚC KHOE SẮC RỰC RỠ
Theo quan niệm phương Đông, hoa Cúc là loài hoa mang lại may mắn. Đặc biệt là những ngày tết đến xuân về, bên cạnh đào mai khoe sắc thắm, một cặp cúc vàng tươi góp phần tạo nên không khí cửa nhà thêm vui tươi, đầm ấm.
Để trồng được một chậu cúc đẹp, nở đúng vụ không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà phần lớn là do kỹ thuật trồng và chăm sóc của con người. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng hoa cúc trong bài viết hôm nay cùng Anfa nhé!
I. Trồng hoa cúc cần chuẩn bị những gì?
Hoa cúc rất dễ trồng và sinh trưởng phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng ở Việt Nam. Ở vùng miền nào cũng có thể trồng cúc.
1. Nên trồng vào tháng mấy?
Hoa cúc có thể trồng quanh năm. Các vụ chính là:
Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3,4,5
Vụ Thu: Trồng tháng 5,6,7
Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9
Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11
Để hoa cúc nở đúng vụ, người trồng hoa cần theo dõi dự báo thời tiết để điều chỉnh thời gian gieo trồng. Nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 – 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 – 3 ngày.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Đặc điểm của hoa cúc là có bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất phù sa là tốt nhất. Bề mặt trồng cúc cũng không được dốc, giữ bằng phẳng và thoát nước tốt vì cúc không chịu được ngập úng.
3. Điều kiện ngoại cảnh cho Hoa cúc:
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15-200C, cây có thể sinh trưởng phát triển bình thường trong phạm vi nhiệt độ từ 10-350C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C và cao hơn 350C cây sinh trưởng phát triển kém, nhiệt độ dưới 50C cây ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn 400C cây cúc sẽ bị tổn thương sinh lý, lá cháy.
Ánh sáng: Cây cúc là cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bông. Thời kỳ cây con cần ít ánh. Thời kỳ chuẩn bị phân cành cần tăng thời gian chiếu sáng (trên 14 giờ) để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, giúp cho thân cao, lá to, hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Nếu thắp điện thấp hơn 14h, cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa.
Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
4. Dinh dưỡng hợp lý cho hoa Cúc:
Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thiếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa, đạm nhiều sâu bệnh phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa.
Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nhạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
Kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa.
Các nguyên tố trung vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như Ca, Mg, Fe, Zn, B, Mn, Cu…
II. Bón phân tương ứng với các thời kỳ phát triển của cây
Nắm được nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm của Hoa Cúc, Công ty cổ phần Anfa Việt Nam khuyến cáo bà con đồng bộ dinh dưỡng cho Hoa Cúc bằng dòng phân bón NPK Anfa tích hợp cân đối các nguyên tố đa trung vi lượng. Hàm lượng gồm đầy đủ đạm, lân, kali và một tỷ lệ vàng TE: Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn… Chúng tôi có các dòng phân chuyên lót, chuyên thúc cho hoa Cúc, đảm bảo cung ứng đủ dinh dưỡng cho tất cả các thời kỳ sinh trưởng như sau:
Bón lót khi trồng:
Sau khi lên luống, bà con rắc đều hỗn hợp phân hữu cơ Anfa Batorganic với phân NPK Anfa german Number 2 lên mặt luống rồi đảo đều phân với đất
Bón lót cho hoa cúc rất quan trọng, tạo nền tảng thổ nhưỡng tốt nhất cho cây phát triển khỏe mạnh, được lực ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, tăng mùn và độ thông thoáng của đất, trợ giúp đắc lực cho quá trình hấp thu dưỡng chất của bộ rễ.
Tưới thúc (sau trồng 10 và 20 ngày):
Giai đoạn này cây hoa cúc đã bắt đầu bén rễ và hồi xanh, bà con hòa tan 30-50g phân NPK Anfa german Number 2 trong 10 lít nước để tưới vào gốc kích thích để cây được hấp thụ dinh dưỡng ở thời kì đầu.
Các giai đoạn bón thúc: NPK Anfa german Number 2 có cân đối hàm lượng đạm, lân, kali và một tỷ lệ lý tưởng các nguyên tố trung vi lượng bao gồm Ca, Mg, S, Si, Bo, Cu, Zn,… Đây chính là tỷ lệ vàng giúp cây hoa cúc phát triển cân đối, đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong hầu hết quá trình sinh trưởng.
Bà con nên chia làm 4 lần bón thúc cho hoa cúc như sau:
- Thúc lần 1 (sau trồng 25-30 ngày) giúp phát triển chồi thân lá, tăng cường khả năng sinh trưởng cho cây hoa cúc sau khi bén rễ và hồi xanh
- Lần 2 (sau trồng 40-45 ngày) giúp cây lớn khỏe, thân lá mập mạp, bước đệm hoàn hảo cho quá trình hình thành nụ và đơm hoa.
- Lần 3 (sau trồng 55-60 ngày) bón thúc giúp kích thước đơm hoa to, màu sắc tươi tắn và hạn chế tình trạng nhanh tàn, héo cánh sớm.
Để giúp vườn hoa cúc tươi lâu, bền, màu sắc đặc trưng, bà con có thể bổ sung thêm phân bón lá Kali Sulphate, tập trung tưới định kỳ vào các thời điểm đặc biệt như: khi cúc đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở, thời kỳ cúc tăng trưởng và sau cắt hoa
Lưu ý: Không bón phân vào buổi trưa nắng dễ gây cháy lá. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thụ phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn. Đối với phân bón lá tuyệt đối không phun trực tiếp lên bông tránh tình trạng cháy cánh hoa.
III. Kỹ thuật tưới tiêu cho hoa cúc
Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt
Phương pháp tưới rãnh
Thường áp dụng với các ruộng bằng phẳng. Người ta cho nước vào các rãnh của luống cúc, ngâm từ 1-2 giờ; để nước ngấm lên bề mặt luống, sau đó rút nước ra (chú ý là chỉ cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt của luống). Cách tưới này cây được ẩm từ 7-10 ngày.
Phương pháp tưới trên mặt
Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ trên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hoà trong đất, nếu tưới quá nhiều, nước sẽ chảy ra ngoài rãnh và rửa trôi phân, mùn, dinh dưỡng nuôi cây. Tưới theo cách này đất trên bề mặt hay bị đóng váng, cỏ dại mọc nhiều, mức độ giữ ẩm của đất ngắn hơn và vì vậy phải tưới nhiều lần hơn.
IV. Bảo vệ hoa cúc khỏi sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi
Cúc có thân mềm, mọng nước, mang lượng sinh khối lá và hoa rất lớn trên thân, hơn nữa bộ rễ chùm ăn nông vì vậy nếu gặp các điều kiện thời tiết bất lợi, thậm chí điều kiện mưa gió thông thường cũng có thể làm cho thân cong queo, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoa. Vì vậy, bên cạnh việc bón phân đầy đủ giúp thân cành cứng cáp, bà con cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách cắm cọc và bắt giàn cho hoa cúc.
Thêm vào đó, hoa cúc khi chuẩn bị nở là đối tượng thu hút các loại côn trùng, nấm bệnh cũng như chịu sự tác động lớn của môi trường (như gió, mưa) và tác động cơ giới của con người (như tưới nước, va quệt…). Để giải quyết vấn đề này, bà con cần chuẩn bị các loại giấy bao hoa có đặc tính mềm, dai, không thấm nước, lâu bị phân huỷ, kích thước bao to nhỏ khác nhau để bao bọc và bảo vệ bông hoa cúc. Khi hoa cúc vừa hé nở cần dùng bao giấy bao lại ngay. Phải đặt bao che sao cho đáy bao không chạm vào mặt hoa để nước tưới và nước mưa không đọng lại trên bao che dễ dẫn đến thối hoa.
Trên đây là những kiến thức hữu ích đối với bà con trồng hoa cúc kinh doanh, đặc biệt là trong thời điểm Tết Nguyên Đán. Kính chúc bà con trúng mùa được giá!
Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:
Công ty cổ phần Anfa Việt Nam
Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0237 3755 686