Kiến thức

Là công ty cung cấp các sản phẩm và giải pháp toàn diện về dinh dưỡng cây trồng hàng đầu, chúng tôi mong muốn giải quyết những thách thức toàn cầu và tạo ra sự thay đổi tích cực.

KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY VẢI TRONG THỜI GIAN RA QUẢ

Bón thúc hoa:

Mục đích nâng cao mức dinh dưỡng trong cây, làm cho lá thuần thục, thúc đẩy ra hoa, nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu thời tiết xấu.

– Thời gian bón: Với vải sớm bón vào khoảng cuối tháng một, đầu tháng hai. Với vải nhỡ và muộn bón vào giữa tháng 2 đến cuối tháng 2, có thể đến đầu tháng 3. (Nếu cây khỏe hoặc vải tơ bón muộn hơn hoặc có thể không bón. Cây yếu hoặc vải già nên bón sớm hoặc bón nhiều hơn).

– Lượng bón:

Lấy mốc tính 100kg quả, lượng bón sẽ là 0,7kg urê + 0,7 kg supe lân và 0,4kg KCl.

Dựa vào số tuổi của cây để xác định lượng phân bón cho phù hợp: 

0.5 – 1 kg/gốc Anfa german soper 2

– Phương pháp bón: Đào rãnh nhẹ trên mặt đất hoặc sử dụng các hốc hoặc hố sẵn có, bón lúc trời ẩm (hoặc tưới nước), phủ bằng đất hoặc lá rụng.

Bón thúc quả:

Mục đích là bổ sung kịp thời dinh dưỡng bị tiêu hao khi ra hoa, bảo đảm cho quả sinh trưởng phát triển tốt, giảm đợt rụng sinh lý lần hai, tạo cho cây có khả năng tiếp tục ra hoa trong năm sau.

– Lượng bón:

Chủng loại phân bón, số lượng từng chủng loại trong đợt bón phân này có tính linh hoạt rất rõ rệt, đòi hỏi người làm vườn phải có kinh nghiệm và quan sát thực tế của cả vườn và của từng cây. Hai chỉ tiêu quan trọng để xác định yếu tố và lượng bón lần này là mầu sắc và lượng quả đậu. Nếu lá vẫn giữ màu xanh thì bón kali là chủ yếu (do thời kỳ này cây cần kali nhiều nhất, vừa hạn chế sự rụng quả, vừa làm tăng lượng rõ rệt). Nếu dự tính cây sẽ cho thu hoạch 100 kg quả (xấp xỉ 10.000 quả – ước tính trên 1/4 hoặc 1/8 tán cây rồi suy ra) lượng bón sẽ là: 1,4 kg KCl + (0,5-0,8) kg urê + (0,4-0,5) kg Supe. Trường hợp quan sát thấy màu sắc lá xanh nhạt, cây sinh trưởng kém thì cần tăng thêm đạm, nhưng không nên vượt quá 1 kg/100 kg quả (dự tính).

Với nhu cầu từng nguyên tố dinh dưỡng như vậy có thể sử dụng phân bón hỗn hợp NPK với lượng như sau: 0.5 – 1 kg/gốc Anfa german soper 3 (tùy vào nhu cầu của cây để xác định lượng phân bón cho phù hợp).

Phương pháp bón: Tương tự như đợt bón thúc hoa.

Ngoài biện pháp bón phân được giới thiệu chủ yếu trong phạm vi bài viết này, người trồng vải cần nắm thêm một số điểm quan trọng sau đây:

– Năm có thời tiết ấm (dự đoán): việc bón thúc sau khi thu hoạch cần kết thúc sớm, nhất là đối với cây khỏe, lá xanh đậm, kết hợp với việc phun chất kìm hãm như Ethrel (500-1000 ppm: 4-6 lít/cây).

– Bón phân hữu cơ (nếu có), chủ yếu vào lúc sau thu hoạch (tháng 7) hoặc vào cuối mùa đông đầu mùa xuân (trước khi cây ra hoa).

– Trong trường hợp lộc thu ra hơi muộn, để làm cho chúng sớm thuần thục, nên sử dụng phân bón ở dạng dung dịch, phun lên tán như: urê 0,3-0,5%; kali 0,3-0,4%; tro 1-3%; supe phốt phát ngâm lọc 1-3%.

– Phun qua lá có thể được áp dụng cả trong trường hợp quả đã đậu, dùng urê kết hợp với nguyên tố vi lượng đem lại hiệu quả cao.

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây vải thiều. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bà con tăng năng suất và chất lương khi trồng vải thiều!