Kiến thức

Là công ty cung cấp các sản phẩm và giải pháp toàn diện về dinh dưỡng cây trồng hàng đầu, chúng tôi mong muốn giải quyết những thách thức toàn cầu và tạo ra sự thay đổi tích cực.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY ĐIỀU

Tình hình thời tiết mưa nhiều, đặc biệt mưa vào ban ngày làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây điều, kém phát đọt. Trang trại trồng điều mất mùa, nên nhiều nông dân không có tiền tái đầu tư, không bón phân, tỉa cành, dọn vệ sinh vườn.

Trên nhiều vườn điều bị khô đọt, cháy lá do khi phát đọt non bị các đối tượng sâu bệnh gây hại, chủ yếu như: Bọ đục chồi (hay còn gọi là bọ vòi voi), Sâu đục lá, rệp sáp, các đối tượng trên tấn công vào đọt non làm đọt non bị héo đen, tạo vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công như nấm gây bệnh thán thư, nấm gây bệnh khô cành.

Kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây điều kinh doanh.

Tháng 9

Thực hiện các nội dung: Thăm vườn thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh hại.

+ Đối với những vườn chưa tỉa cành đợt 1 thì tiến hành tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh. Thời điểm này nếu trên vườn đang ra đọt non bị bọ xít muỗi tấn công thì cần phun thuốc trị bọ xít muỗi.

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ và phát quang bụi rậm để vườn thông thoáng làm giảm mật độ bọ xít muỗi trong vườn.

+ Đối với vườn bị nhiễm bệnh nấm hồng, thán thư, khô cành mức độ nhẹ, tiến hành rửa vườn bằng các thuốc gốc đồng. Nếu bệnh gây hại nặng tiến hành phun thuốc để trị bệnh.

Tháng 10

Tỉa cành đợt 2 tỉa nhẹ những cành vô hiệu, cành khô và cành sâu bệnh, kết hợp dọn vườn, làm cỏ.

Phân bón cho điều:

Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức. Năng suất hạt điều phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây. Cây điều cần ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp. Lượng phân và quy trình bón như sau:

Việc bón phân cho cây điều phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Thời kỳ khai thác tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát triển từ l - 2 đợt lá/năm. Lượng phân bón cho điều thường được chia ra làm hai đợt:

Đợt 1 bón vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 - 6.

Đợt  2 gần cuối mùa mưa khoảng tháng 9-10 hàng năm.

Liều lượng khuyến cáo trình bày ở Bảng sau:

Bảng 1 liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiết thiết cơ bản

Tuổi cây

(năm)

Số lần bón

Phân NPK (g/cây)

NPK (20.20.15 +TE)

1

3 - 4

40 - 50

2

3

300 - 500

3

2 (lần 1 tháng 5-6, lần 2 tháng 9-10)

1500 - 2000

 Bảng 2: Liều lượng phân bón cho cây điều trong thời kỳ khai thác

Tuổi cây

(năm)

Số lần bón

Phân NPK(kg/cây)

4

Lần 1 (tháng 5-6)

1.5 - 2kg NPK 20.20.15+TE

Lần 2 (tháng 9-10)

1.5 - 2kg 16.6.23+TE

5 - 7

Từ 5 năm tuổi trở lên  tăng thêm từ 50% - 100% lượng phân bón mỗi năm tùy theo mức tăng năng suất

Cách bón:

Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn: đào rãnh sâu 10 - 15 cm quanh mép tán sau đó rãi đều phân và lấp lại tránh để phân bị rửa trôi hoặc bốc hơi.

Đối với những vùng đất dốc thì  đầu mùa mưa bón trên phần đất cao và cuối mùa mưa bón đều xung quanh tán.

Khi vườn cây đã khép tán nên đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10 – 20 kg/cây/năm hoặc 2 - 3 kg phân hữu cơ sinh học Anfa Batorganic ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi.

Nếu không đủ công thì có thể cuốc quanh gốc theo hình chiếu của tán cây 5 - 6 lỗ, sâu 5 - 10 cm rồi bón phân vào lỗ và lấp đất lại. Đất bằng hay đất dốc thì cách bón vẫn như nhau.

Bón phân xong gặp mưa thì tốt, nếu không thì cố gắng tưới nước 1 - 2 lần cho phân tan.

Tháng 11 + 12

Dọn vệ sinh vườn: Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều. Chú ý phát quang các bụi cỏ trong vườn, Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun khói. Theo kinh nghiệm dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọ xít muỗi, giúp cây tăng cường đậu trái.

Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống.

Chăm sóc giai đoạn ra hoa, đậu trái: Thời điểm này sử dụng phân bón qua lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, giúp cây ra hoa đậu quả tốt từ đó nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều. Khi sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý về chủng loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng. Bo và Zn là hai vi lượng cần thiết cho cây điều ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi sử dụng

- Xử lý ra hoa tăng cường đậu trái: khi cành cây điều ra 2 -3 lá non để chuẩn bị ra hoa thì MPK, có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư.

- Nuôi trái: khi trên 80% trái đã to bằng đầu đũa ăn thì phun Anfa Kalisunphate 500g/phuy 200 lít, phun 2 lần cách nhau 15 ngày (có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư).

Bộ sản pẩm phân bón Anfa bón cho Cây Điều:

Anfa german soper G 

Hàm lượng dinh dưỡng:

Nts: 20%

P2O5hh: 20%

K2Ohh: 15%

TE: Ca, Mg, S, Cu, Zn,…….

Công dụng:

Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng. Kết hợp N(đạm), P(lân),K(kali) cùng các nguyên tố trung vi lượng

Phân đạm là loại dinh dưỡng có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…

Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái…

Cùng với đó là sự kết hợp của các nguyên tố trung vi lượng giúp tăng bổ sung các nguyên tố cho cây tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Phù hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều chất đất khác nhau, tăng năng suất tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Anfa german soper 2 

Hàm lượng dinh dưỡng:

  • Nts: 17%
  • P2O5hh: 17%
  • K2Ohh: 17%
  • TE: Ca, Mg, S, Cu, Zn,…….

Công dụng:

Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng. Kết hợp N(đạm), P(lân),K(kali) cùng các nguyên tố trung vi lượng

Phân đạm là loại dinh dưỡng có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…

Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và màu sắc trái…

Cùng với đó là sự kết hợp của các nguyên tố trung vi lượng giúp tăng bổ sung các nguyên tố cho cây tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

Phù hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều chất đất khác nhau, tăng năng suất tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic 

Hàm lượng dinh dưỡng:

Hữu cơ: >70%,  N-P2O5-K2O: 4-2.2-2.5%, Axit humic: 3%, Axit Fluvic: 2%

Công dụng:

Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.

Phân bón hữu cơ hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất .

Phân bón hữu cơ tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động, cung cấp nguồn dinh dưỡng đa trung vi lượng cho đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có trong đất, giúp bộ rễ phát triển thuận lợi, tăng hiệu lực hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Anfa Kalisunphate 

Hàm lượng dinh dưỡng:

K2O: 50%

S: 18%

Công dụng:

Kali Sunphat (K2SO4) giúp cây ra hoa sm, chín sm, làm cho ht điu ngon hơn, màu sc đẹp hơn và tăng năng sut.

Kali Sunphat (K2SO4) giúp chng điu kin khc nghit.

Kali Sunphat (K2SO4) kích thích qu phát trin nhanh, ci thin được kích thước qu, thơm, ngon hơn.

Anfa MKP 

Hàm lượng dinh dưỡng:

P2O5: 52%

K2O: 34%

Công dụng:

MKP kích thích bộ rễ phát triển, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh trong điều kiện bất lợi của  môi trường khắc nghiệt.

MKP tăng cường khả năng hấp thu phân bón và các dưỡng chất khác có trong đất.

MKP thúc đẩy lá non mau trưởng thành (già), thuận lợi cho quá trình xử lý ra hoa.

MKP giúp cây trồng ra hoa tập trung, kích thước trái to, tăng độ đường ( ngọt).

Khi pha chung với một số loại thuốc trừ bệnh, MKP làm tăng hiệu quả phòng trừ một số loại bệnh……

Trên đây là một số lưu ý cũng như quy trình kỹ thuật bón phân cho cây điều. Bà con có thể tìm mua phân bón Anfa tại các cửa hàng phân bón, đại lý hoặc liên hệ theo địa chỉ:

Công ty cổ phần Anfa Việt Nam

Địa chỉ: Lô 84, mặt bằng 2107, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Điện thoại: 0237 3755 686

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bà con tăng năng suất và chất lương khi trồng cây Điều!