Knowledge

As a leading provider of comprehensive crop nutrition products and solutions, we aim to tackle global challenges and create positive change.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY SẮN

1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Cây sắn có khả năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể trồng được từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500mét. Cây có thể phát triển được ở vùng có lượng mưa từ 600mm đến 1500mm. Mặc dù chịu được hạn, nhưng năng suất giảm khi gặp hạn. Nhiệt độ thích hợp từ 15-29oC. Săn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ngay cả những khu vực đất có độ phì thấp.

2. Thời vụ trồng          

Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên & Đồng bằng sông Cửu Long thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa, xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9,  tháng 10 của năm sau. Ngoài ra, cũng  có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng. Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác nhân nấm - bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn).

Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống.

3. Kỹ thuật trồng 

Có ba phương pháp trồng hom sắn:

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên.

Khoảng cách và mật độ trồng:

Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp,  đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140, KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 - 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ ha. Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x 1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây.  Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và 15.625 cây/ha).

4. Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây sắn

Đạm cần cho sự tổng hợp protein, phát triển thân lá, tích lũy chất khô. Thiếu đạm cây kém phát triển, lá màu lục nhạt, hơi vàng ở ngọn. Muốn tăng năng suất phải bón đạm với liều lượng cao. Đặc biệt là các giống sắn cao sản lượng đạm phải sử dụng tương đối cao..

Lân là thành phần cấu tạo của tế bào sống, tham gia vào quá trình tạo thành tinh bột. Cây sắn có thể thu hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp để tạo nên năng suất cao so với nhiều cây trồng khác. Ở đất rất nghèo lân, bón phân lân làm tăng năng suất, tăng hàm lượng tinh bột trong củ.

Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với cây sắn vì có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây sẽ bé đi, lá già vàng và rìa lá gần đầu lá có màu nâu.

Hiệu lực của kali đối với cây sắn: Theo kết quả nghiên cứu của Lê Minh Dụ (1994), hiệu lực của kali đối với sắn thể hiện tương đối rõ, bón phân cho sắn trên đất feralit trên phù sa cổ bón kali cho sắn có hiệu lực rõ rệt. Tùy theo nền NP bón phối hợp, bón k tăng năng suất 24 – 46% so với không bón.

4.1 Lượng phân bón sử dụng cho sắn

Phân bón cho sắn có thể điều chỉnh theo từng mức thâm canh. Tuy nhiên tỷ lệ phân bón N:P:K thích hợp cho sắn nên páp dụng: 1:0,5:1. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho sắn

Mức thâm canh

(kg/ha)

Đạm (kg/ha)

Lân (kg/ha)

Kali

 

N

Urê

P2O5

Lân super

K2O

KCl

Mức thâm canh trung bình

80

174

40

235

80

134

Mức thâm canh cao

160

347

80

470

160

268

Như vậy, ở mức thâm canh trung bình thì bà con nên bón loại phân có tỷ lệ N:P:K là 8:4:8 hoặc 6:4:8

4.2. Thời kỳ bón phân, cách bón

Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng đặc biệt là dòng sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic.

Để đạt năng suất củ từ 25 - 40tấn/ha thì công thức bón phải bón đảm bảo tỉ lên dinh dưỡng NPK cho sắn là: 80N + 40P2O5 + 80K2O & 160N + 80P2O5 + 160K2O

Đối với các vùng có điều kiện thời tiết, đất đai và chế độ nước tưới để đạt năng suất từ  45 - 60 tấn củ tươi/ ha, có thể bón với công thức cho 1 ha là:

Phân hữu cơ: 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 300 - 400 kg/ha kết hợp 2 tấn vôi.

Phân vô cơ đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng NPK như sau:  250N + 130P2O5 + 250 - 300K2O. Kỹ thuật bón:

+ Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc phân bón hữu cơ sinh học Anfa Batorganic, lân (tương đương 850 kg super lân) được bón trước khi cày lần 2.

+ Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25 - 30 ngày sau khi trồng: 160 - 200 kg/ha Anfa german soper 3

+ Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ  50 - 60 ngày: 160 - 200 kg/ha Anfa german soper 3

+ Bón thúc lần 3 bón ở thời điểm 80 - 90  ngày sau trồng: 50 - 80 kg/ha Anfa german soper 3

Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn. 

Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân NPK bón theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15 - 20cm rải phân xuống và lấp lại).

5. Tưới nước

Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6 - 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2 - 3 tuần/ lần.

6. Phòng trừ cỏ dại

Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể thấm xuống đất từ 2 - 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng sau trồng và 6 tháng sau trồng.

Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25 - 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha.

Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate).

7. Phòng trừ sâu bệnh

Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ.

Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu và quan trọng trên sắn. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng.

8. Thu hoạch, bảo quản

Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 - 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 - 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu họach khác nhau: thu họach bằng cơ giới, các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. Đối với trường hợp bán sắn lát, sắn thu hoach đến đâu thì phải tiến hành xắt lát rồi phơi khô tại ruộng. Sắn lát khô với ẩm độ từ 11- 12% cỏ thể đem bán ngay hoặc bảo quản trong bao - kho chứa, cần xử lý các loại thuốc xông hơi để phòng trừ côn trùng và mọt.